Posts

Vũ Trụ Nhân Sinh Quan Trong Văn Hóa Hiện Đại

  Đọc tôn giáo sử, ta thường thấy những chuyện đợi chờ. Trước khi Thích Ca ra đời, dân Ấn Độ đã đợi chờ. Trước khi Giê-Su ra đời, những nhà tiên tri Do Thái đã đêm đêm chờ xuất hiện một vì sao. Chúng ta bây giờ cũng sống trong một tình trạng đợi chờ. Cái vũ trụ khách quan ở ngoài ta chỉ cô một nhưng cái vũ trụ ta quan niệm bao giờ cũng tùy thời tùy chốn mà thay đổi. Bởi thế cho nên ta phải nói: có hằng hà vũ trụ bởi có hằng hà quan niệm về vũ trụ. Mặc dầu muốn hay không muốn, có ý thức hay không có ý thức, chúng ta tất cả đều là triết nhân mà tát cả mọi loài có cảm giác đều là triết nhân cả. Một người đàn bà quê mùa quỳ trước một cây đa đã có một vũ trụ quan mà không biết, người tiền sử sùng bái lửa có một vũ trụ quan mà không biết, con dế, con giun nhìn vũ trụ dưới một hình thức nào đó có một vũ trụ quan mà không biết. Triết nhân chỉ khác chúng sinh là ở chỗ không những cảm giác thực tại mà còn tư tưởng thực tại và biết mình tư tưởng. Nhưng tất cả đều trông thực tại dưới những hình th

Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích giúp thế hệ trẻ nâng cao sự tự ý thức, tự rèn luyện bản thân

Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam có ý nghĩa quan trọng dối với việc rèn luyện bản thân của mỗi con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nó khuyên con người biết sống nhân nghĩa, yêu lao động và lạc quan trước cuộc đời. Truyện cổ tích luôn nhắc nhở con người sống có tình nghĩa, có trước sau. Đây là một triết lý nổi bật của truyện cổ tích Việt Nam. Có rất nhiểu truyện cổ tích như (Sự tích chim quốc; Bán tóc đãi bạn; Sự tích trầu cau…) khuyên răn con người phải sống trung thực (Thạch sanh; Cây khế...), sống nhân hậu, thương người (Sự tích con khỉ; Tấm Cám…), sống tự lập (Sự tích dưa hấu, Sự tích bánh chưng, bánh dày...), sống khoan dung độ lượng (Sọ dừa, Thạch sanh…). Trong truyện cổ tích, mảng đề tài ca ngợi lối sống trọng tình nghĩa gần như chiếm vị trí chủ đạo. Hình tượng con người tốt bụng, hiếu thảo, trọng tình trọng nghĩa, có ý thức cộng đồng được thể hiện trong truyện cổ tích Việt Nam đã để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về đạo làm người. Những tư tưởng nh

Triết lý nhân sinh trong 'Hồn Trương Ba, da hàng thịt'

  Lưu Quang Vũ “bén duyên” với thơ trước khi đến với kịch. Ông trút cả vào thơ hết thảy nồng nàn, đắm say, còn khi đặt bút viết kịch lại hé lộ một Lưu Quang Vũ sắc sảo, quyết đoán, mạnh mẽ. Lưu Quang Vũ viết vở kịch đầu tiên, “Mãi mãi tuổi 17”, vào năm 1978. Cuộc sống vắng tiếng bom đạn thôi thúc con người khao khát khám phá, đi sâu vào cuộc sống để tìm hiểu cả mặt tốt và mặt xấu. Lưu Quang Vũ bắt rất nhạy vào những vấn đề nhân sinh mang tính thời sự nóng hổi đó, nên kịch của ông nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của công chúng: “Mùa hạ cuối cùng”, “Điều ước thứ bảy”, “Người trong cõi nhớ”, và đặc biệt là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Được xây dựng từ tích truyện dân gian, nhưng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” không phải một sự sao chép nhàm chán, mà phần lớn là sáng tạo riêng của Lưu Quang Vũ, chứa đựng hơi thở thời đại mới mẻ. Câu chuyện kể về Trương Ba - một ông lão tuổi hơn sáu mươi, hiền lành, nhân hậu, có tài chơi cờ vượt cả thần tiên. Do sai sót của Nam Tào Bắc Đẩu mà Trương Ba bị g

TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

  Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là cây đại thụ tư tưởng tỏa bóng suốt thế kỷ XVI. Tư tưởng của ông được đề cập đến rất nhiều lĩnh vực lịch sử, chính trị - xã hội, văn hóa, giáo dục, triết học, đạo đức, luân lý, nhân sinh…được thể hiện bằng nhiều thể loại, hình thức phong phú thơ, văn, sấm ký…cả chữ Hán và chữ Nôm. Về chữ Hán có Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân am thi văn tập, về chữ Nôm có Bạch Vân quốc ngữ thi. Về sấm ký, sấm là những ẩn ngữ dự đoán việc tương lai, thường là những biến cố trọng đại của quốc gia, đất nước. Trong số các sấm ngữ nước ta thì “sấm Trạng Trình được người đời truyền tụng rộng rãi nhất và lâu nhất. Các bản sấm ký chữ Nôm của Trạng Trình: Trình tiên sinh quốc ngữ, Trình trạng nguyên sấm ký diễn ca và Trình quốc công sấm. Chữ quốc ngữ có 2 bài sấm khoản 487 câu…trong nội dung tư tưởng hết sức phong phú, đa dạng và sâu sắc thể hiện tri thức sâu rộng, nổi bậc lên trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tư tưởng nhân sinh của ông, biểu hiện tập trung trong tình cảm, t

Nhân sinh quan tích cực

  Mỗi người đều có một nhân sinh quan khác nhau, có người lạc quan, có người bi quan. Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc, giữ cách nhìn lạc quan; người bi quan lại luôn nghĩ về mặt xấu của mọi việc, giữ cách nhìn bi quan. Thật ra, trên thế giới không có lạc quan tuyệt đối, cũng không có bi quan tuyệt đối; “Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” (Tâm sinh có vô vàn cách sinh, tâm diệt có vô vàn cách diệt). Lạc quan, bi quan, đương nhiên có nhân duyên bên ngoài, nhưng đa số đều là tự mình tạo nên. Có một vị quốc vương, khi ra ngoài đi săn không may bị đứt một ngón tay, mới hỏi vị đại thần thân cận nên làm thế nào? Đại thần nói với giọng lạc quan, nhẹ nhõm: “Đây là việc tốt!” Quốc vương nghe vậy giận lắm, trách ông hí hửng khi thấy người khác gặp nạn, vì thế ra lệnh nhốt ông vào đại lao. Một năm sau, quốc vương lại ra ngoài đi săn, bị thổ dân bắt sống, trói vào đàn tế, chuẩn bị tế thần. Thầy phù thủy đột nhiên phát hiện quốc vương khuyết mất

Nhân sinh quan của tôi

  Rải rác trong các tác phẩm của tôi thường đưa ra những suy tư, ý kiến của tôi về nhiều vấn đề, dưới đây tôi lựa và gom lại một số thuộc về nhân sinh quan: 1. Đời sống tự nó vô ý nghĩa, trừ ý nghĩa truyền chủng, nhưng mình phải cho nó một ý nghĩa. Từ hồi ăn lông ở lỗ đến nay, nhân loại quả đã tiến rất nhiều phương diện. Chúng ta được hưởng công lao, di sản của biết bao thế hệ, thì phải duy trì di sản đó và cải thiện nó tuỳ theo khả năng mỗi người. 2. Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải, chứ không phải vì ý muốn của Thượng Đế hay một thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết Bàn hay Thiên Đàng. 3. Quan niệm thiện ác, thay đổi tuỳ thời, tuỳ nơi, cái gì ích lợi cho một xã hội vào một thời nào đó thì được xã hội cho là thiện: cũng cái đó qua thời khác không còn ích lợi nữa mà hoá ra có hại thì bị coi là ác. Ví dụ như đạo tòng phu, tòng tử của phụ nữ có lợi cho gia đình, xã hội ở thời nông nghiệp, tới thời kỹ nghệ không có lợi cho gia đình, xã hội nữa, nên mất

Thế giới quan - Nhân sinh quan

Thế giới quan là hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra trong thực tiễn xã hội. Thế giới quan có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố trong đó có hạt nhân là tri thức. Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan đóng vai trò định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân để từ đó xác định lý tưởng, hệ giá lối sống, nếp sống của mình. Như vậy, thế giới quan đúng đắn, khoa học là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội. Nhân sinh quan là gì? - Nhân : Người - Sinh : Sự sống